Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Thói quen ăn uống sai lầm có thể gây "nguy hiểm"

Nhẹ thì sẽ chỉ gây khó chịu thôi nhưng có những thói quen ăn uống thường gặp có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Sự kết hợp “chết người”



Các loại thực phẩm sau khi ăn chung sẽ dễ gây ngộ độc:


Sữa/sữa chua + quả có tính acid: Các bạn gái thường thích ăn hoa quả dầm với sữa hoặc sữa chua vừa mát ngọt lại đẹp da. Tuy nhiên, không nên trộn sữa/sữa chua với các loại quả có vị chua hoặc tính acid nhé. Vì acid trong quả sẽ làm kết tủa sữa chua khiến đường ruột của bạn khó tiêu hơn đấy.


Hoa quả + khoai tây/tinh bột: Đường trong hoa quả sẽ được tiêu hóa rất nhanh và “bỏ lại” tinh bột trong dạ dày gây khó tiêu, táo bón. Vì thế cần bổ sung chất xơ từ rau củ để tránh điều này nhé!



Mật ong + sữa đậu nành: Mật ong có nhiều chất dinh dưỡng nhưng khi kết hợp với các sản phẩm từ đậu dễ gây tiêu chảy, ngoài ra enzyme trong mật ong sẽ phản ứng với protein trong đậu nành gây ngộ độc. Nên nhớ là không bao giờ nên nấu chín mật ong để sử dụng. Khi mật ong được đun nóng, các phân tử sẽ bị phân hủy và tạo màng gây khó tiêu thậm chí gây ngộ độc.


Các loại đồ đựng, nấu thực phẩm “nguy hiểm”


Dụng cụ để nấu nướng và đựng thực phẩm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe không kém. Bạn nên hạn chế dùng nồi nhôm để nấu thức ăn. Đặc biệt là những nồi làm bằng nhôm tái chế. Những xoong nhôm này có chất lượng không đảm bảo, khi đun nấu thức ăn sẽ khiến tạp chất hòa tan vào thức ăn gây độc cho cơ thể. Nhất là dùng nồi nhôm chế biến các món mặn có mắm, muối, canh chua, canh riêu… Nên đổi thành đồ inox và cọ rửa nhẹ nhàng đúng cách để sử dụng được lâu bền nhé!



Dụng cụ đựng đồ ăn bằng nhựa dễ dùng và nhẹ nhàng, tiện dụng tuy nhiên nó lại chứa mối nguy hại tiềm tàng. Khi màng nhựa bị rách do đựng thức ăn nóng hay cọ rửa sẽ khiến các chất độc hại nhiễm vào thức ăn. Đồ nhựa có nhiều hình vẽ màu mè lại càng không nên sử dụng. Thay vào đó nên chọn đồ nhựa có độ trong, bóng cao và chịu được nhiệt.


Ăn uống sai thời điểm

Chúng ta thường có thói quen ăn uống nước đá, đồ lạnh,… sau khi đi nắng về với quan niệm điều này giúp giải nhiệt. Thực chất việc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột khi dùng đồ lạnh khiến nguy cơ viêm họng tăng cao. Hơn thế nữa, có một số loại nước giải khát không hề phù hợp để uống sau khi đi nắng: Nước ngọt có ga gây sốc đường cơ thể, nước dừa gây rối loạn hoạt động của ion, uống nhiều làm chóng mặt thậm chí là đột quỵ.



Tương tự, khi vừa hoạt động thể thao xong, người ra nhiều mồ hôi, bạn không nên uống nước ngọt, nước lạnh hay nước dừa. Hãy sử dụng nước lọc nguội và uống từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp thích ứng nhé!


0 nhận xét:

Đăng nhận xét